Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn có những thương vụ thành công

Có thể nói kỹ năng giao tiếp trong thời buổi hiện nay cực kì quan trọng. Giao tiếp tốt sẽ mở ra cơ hội với nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn. Và trong kinh doanh kỹ năng giao tiếp càng khẳng định vai trò số 1. Khi trò chuyện với khách hàng , đối tác việc bạn có được khách hàng hay ký được hợp đồng hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng giao tiếp của bạn.
Để chuẩn bị cho một cuộc giao tiếp trong công việc kinh doanh bạn cũng nên chuẩn bị trước cho cuộc gặp. Những bước xây dựng dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị cho cuộc giao tiếp kinh doanh thành công hơn.

Lên kế hoạch chuẩn bị cho buổi gặp mặt

Để thành công trong mọi việc phải luôn có sự chuẩn bị kỹ càng. Trong giao tiếp cũng vậy. Việc bạn xác định chủ thể giao tiếp là ai, môi trường giao tiếp là gì? Dự tính trước những câu hỏi sẽ được đặt ra và đưa ra sẵn những đáp áp của bạn giúp bạn làm chủ cuộc trò chuyện. Việc bạn luôn chủ động sẽ giúp bạn kiểm soát tốt những gì mình đang nói và dẫn dắt câu chuyện theo ý mình.

Tập kỹ năng sử dụng ngôn từ chuẩn mực

Trong giao tiếp kinh doanh , ngôn từ sử dụng cực kì quan trọng. Đối tác đánh giá bạn như thế nào tùy thuộc vào ngôn từ bạn sử dụng. Tránh nói liên tục không ngừng nghỉ mà nên nói thành những ý nhỏ, câu ngắn gọn súc tích để người nghe có thể tiếp thu và phản hồi. Bên cạnh đó cũng nên tránh những tật xấu cố hữu như sử dụng những từ đệm như “ à , ừm…” hay sử dụng lặp đi lặp lại một cụm từ nào đó.

Biết mình đang nói cái gì

Hãy bình tĩnh và kiểm soát giọng điệu của mình , không quá nhanh hay qúa chậm rãi , không quá nhỏ mà cũng không nên nói quá to một cách khiếm nhã.
Sự hài hước luôn luôn tạo cho cuộc trò chuyện một sự thoải mái nhưng cũng không nên lạm dụng quá. Và càng không cố tỏ ra hài hước khi đó không phải sở trường của bạn.
Và cuối cùng hãy luôn tự nhiên, đừng cố gò bó vào những kế hoạch hay sự chuẩn bị toan tính trong đầu. Hãy xem người cùng trò chuyện như là người mà bạn quen biết lâu năm , tự tin bạn sẽ nói thật cởi mở thân mật. Giao tiếp là sự tương tác giữa người nói với người nghe. Hãy biết dừng đúng lúc để lắng nghe… Bạn sẽ làm cho cuộc trò chuyện thành công hơn rất nhiều.
- See more at: http://ima.edu.vn/ky-nang-giao-tiep-trong-kinh-doanh/#sthash.gRmKd3Od.dpuf

13 Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh cần phải trang bị

Không có nguyên tắc giao tiếp nào bất biến, mà phải tuỳ vào từng trường hợp. Trong phần dưới đây là một số nguyên tắc “Đắc nhân tâm thường dùng trong giao tiếp kinh doanh”, và khi  học bán hàng thường gặp tại các trung tâm đào tạo:
1. Lắng nghe
Lắng nghe ý kiến của ngýời khác, điều này giúp chúng ta cải thiện dịch vụ… của chúng ta trong tương lai.
Mọi người thường có ấn tượng không tốt với những ai chỉ biết giải quyết các lời phàn nàn mà không thực sự lắng nghe những gì họ nói.
Khi bạn thực sự lắng nghe khách hàng, một cảm giác thoải mái, dễ chịu sẽ xuất hiện trong lòng mỗi khách hàng- bởi vì sự lắng nghe chân thành là khá hiếm hoi, thậm chí ngay cả khi bạn ở nhà và ở giữa những người thân.
Lắng nghe tạo cho khách thấy bạn tôn trọng, đánh giá cao họ và quan tâm đến họ.
Xin nhắc lại tên của ông/bà và đề nghị cho biết vấn đề. Câu nói này cho thấy, bạn không lắng nghe, đồng thời chọc tức thêm người vốn đã có chuyện không hài lòng.
2. Nhớ tên khách hàng
Xưng tên cá nhân là một trong những âm thanh ngọt ngào nhất mà khách hàng muốn được nghe từ bạn.
Việc xưng hô bằng tên riêng trong cuộc nói chuyện với khách hàng sẽ cho thấy bạn nhìn nhận họ với tư cách một cá nhân nói riêng chứ không phải đối tượng khách hàng chung chung, qua đó thể hiện sự tôn trọng của bạn với khách hàng.
Hãy dùng tên riêng của họ khi bạn nói lời chào hỏi, cảm ơn, tạm biệt.. để làm cho bầu không khí trở nên nhẹ nhàng, thân thiện hơn.
Tuy nhiên, bạn đừng sử dụng tên riêng của khách hàng một cách quá thường xuyên bởi vì nó có thể khiến khách hàng khó chịu, hãy sử dụng vào lúc đầu và lúc kết thúc cuộc hội thoại.
ky nang lam viec nhom eie 2 13 Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh cần phải trang bịMột khóa học giao tiếp tại Cuộc Sống Đúng Nghĩa
3. Nụ cười từ trái tim của bạn.
Duy trì dịch vụ khách hàng với nụ cười trên khuôn mặt dường như là cái gì đó hơi rập khuôn. Tuy nhiên nếu bạn muốn khách hàng yêu thích dịch vụ của bạn, hãy thực hiện nó với một nụ cười chân thật.
Một nụ cười chân thật sẽ khiến khách hàng cảm thấy họ được chào đón, an tâm hơn và để lại trong lòng khách hàng một cảm giác nồng ấm.
Nụ cười có tác dụng to lớn như vậy, nhưng cười phải đúng lúc.
4. Hãy cho khách hàng biết, họ là người quan trọng
Họ biết rằng công ty bạn có rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng họ chỉ thực sự yêu quí nó nếu bạn khiến họ cảm thấy mình thực sự quan trọng với bạn.
Hỏi khách hàng về những lời khuyên Khách hàng nào cũng có sẵn những ý kiến cá nhân về cung cách làm việc của bạn và công ty bạn, và nếu họ được hỏi vào thời điểm thích hợp theo những cách thích hợp, đồng thời họ cảm thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến câu trả lời, khách hàng sẽ đưa cho bạn lời khuyên đó.
Không nên tỏ ra sẵn sàng tranh luận, cướp lời, khẳng định hơn thiệt với khách hàng khi xảy ra những điều phàn nàn của khách. Việc cần thiết, và là nhiệm vụ của bạn là phải lắng nghe, cảm ơn và tìm cách khắc phục thiếu sót ngay sau đó nếu có thể.
Coi trọng ý kiến của khách hàng, đừng bao giờ nói họ lầm lẫn.
Hãy để cho họ nói thoả thích những cái mà họ muốn nói.
5. Tôn trọng khách hàng
“Tôi có thể giúp gì cho ông?” chứ không phải “ông muốn gì”.
Luôn cười nói thật tâm chứ không đón khách bằng thái độ lạnh nhạt.
Giải đáp đầy đủ thắc mắc, khiếu nại của họ chứ không phải làm lơ.
Hãy luôn luôn phải giữ thể diện cho khách hàng.
Không phân biệt đối xử với khách hàng.
6. Quan tâm thực sự đến khách hàng.
Em/cháu…có thể giúp gì cho anh/chú…? Bạn muốn mang lại niềm vui cho khách hàng, chứ không phải bạn cho khách hàng một cái gì đó“
Việc này đi nguợc lại chính sách của chúng tôi”. Khách hàng không muốn giao dịch với những người quan liêu, cứng nhắc, nên người phục vụ cần nhã nhặn tìm hướng giải quyết linh hoạt trong chừng mực có thể. Hãy nhớ: “đừng để khách hàng thất vọng”.
Đó không phải là công việc của tôi. Trong trường hợp này, nên nói: “Tôi biết người có thể giúp ông/bà giải quyết vấn đề này. Tôi sẽ giới thiệu ông/bà với người đó”.
“Tôi chỉ làm việc ở đây thôi” Câu nói rập khuôn này tôi thường được nghe ở hầu hết các nhân viên phục vụ bàn sau khi món ăn đem ra không đúng yêu cầu. Bằng vài từ tồi tệ này, một nhân viên đã cho biết nõi đó không có lòng nhiệt tình, hăng hái, quan tâm tới khách và nhân viên không sẵn lòng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
81% khách hàng từ bỏ nếu họ cảm thấy rằng đối phương không có thiện chí giúp đỡ hoặc không chú ý đến nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: Khách hàng muốn mua một chiếc xe tiêu tốn ít nhiên liệu và có kích cỡ nhỏ để tiện đi trong thành phố vốn đã rất chật chội, nhưng suốt buổi họ toàn được nghe người bán hàng “thao thao bất tuyệt” về những thế mạnh của chiếc xe cồng kềnh.
7. Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình.
Hãy để tôi giúp bạn một tay. Dù chỉ là giúp đỡ khách mang hàng ra xe hay đơn giản là mở cửa giúp người đang mang hàng nặng trên tay thì một thông điệp rõ ràng đó là bạn sẵn sàng giúp đỡ họ và ấn tượng này sẽ hằn sâu vào tâm trí khách hàng. Và tất nhiên, nó sẽ khiến họ quay trở lại với bạn vào lần sau.
Thông tin cho khách các dịch vụ khác mà khách quan tâm nếu bạn có thể
8. Kiên định quan điểm
Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của chính mình.
Nhưng cũng không được phản bác quan điểm của người khác mà đề xuất các phương án giải quyết hợp lý.
9. Đừng thích tranh biện
Cần bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện.
10. Hiểu rõ thông điệp của người nói
Hãy nhớ rằng những gì người khác nói và những gì chúng ta nghe có thể hoàn toàn khác nhau! mọi sự chắt lọc, giả định, phê phán cũng như tin tưởng mang màu sắc cá nhân của chúng ta có thể sẽ bóp méo những gì chúng ta nghe được.
Bạn nên gợi lại hoặc tổng hợp lại những gì người khác nói để chắc chắn mình đang hiểu được vấn đề. Hãy nhắc lại những gì bạn cho rằng mình đang nghe được và hỏi ‘Tôi có hiểu đúng bạn không nhỉ?’ Nếu bạn thấy mình bị động chạm bởi những gì người khác vừa nói thì hãy nói như vậy, sau đó hãy hỏi thêm để hiểu rõ vấn đề: ” Có thể tôi không hiểu đúng ý bạn và đã cảm thấy bị xúc phạm bởi điều bạn vừa nói. Tôi cho rằng những gì bạn vừa nói có nghĩa là XXX; có đúng ý bạn là như vậy không?”
11. Khuyên người khác
Đừng đưa ra lời khuyên trừ phi người ta hỏi bạn. Điều này có thể sẽ rất khó thực hiện, nhất là khi chúng ta thấy rõ rằng ý tưởng của mình sẽ có lợi cho người đó.
Thay vì nói ”Bạn nên làm thế này”, bạn nên sử dụng một số cách nói khác thể hiện rõ sự tôn trọng của mình, ví dụ như ”một cách khá khả thi là..” hoặc ” có một cách đã giúp tôi trong trường hợp tương tự như thế này là X. Nếu bạn nghĩ nó sẽ giúp ích được cho bạn thì tôi rất vui lòng chia sẻ với bạn điều đó”.
13. Hãy cố hiểu người khác
Bạn hãy tìm ra một điểm tương đồng thay vì chỉ chăm chăm vào sự khác biệt giữa bạn và người khác.
Điều gì có thể khiến cả hai người cùng thích thú (ví dụ như việc gỡ rối một vấn đề nào đó)? Một cách để bắt đầu khám phá ra điểm tương đồng chính là việc chia sẻ các dự định thầm kín của mình- ví dụ như bạn có thể nói: “Dự định của tôi khi chia sẻ với bạn về điều này chính là để giúp bạn thành công trong dự án này” .

Gặp cậu học sinh lớp 7 ước mơ trở thành Thomas Edison

Hiền lành, đam mê khoa học và có ước mơ trở thành một nhà phát minh vĩ đại như Thomas Edison, Nguyễn Phú Quang, học sinh lớp 7 trường THCS Phan Chu Trinh (Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc) đã xuất sắc trở thành quán quân cuộc thi tuần thứ 5, chương trình Chinh Phục – Vietnam’s Brainiest Kid lứa tuổi 11-12.
Trò chuyện với Phú Quang, ít ai biết được câu học trò có ý chí quyết tâm và sự quyết đoán trong chương trình Chinh Phục tuần 5 là một người sống tình cảm và hướng đến gia đình. Với Quang, những kỷ niệm gắn với gia đình là sự lo lắng của mẹ cho mình khi không đỗ học sinh giỏi, là công việc sửa xe vất vả của ba, là niềm vui gắn bó với em gái…
image001
Phú Quang cùng mẹ và em gái
-         Chào Phú Quang, cảm xúc của em thế nào khi chiến thắng ở cuộc thi tuần 5 và lọt vào vòng chung kết năm của Chinh Phục – Vietnam’s Brainiest lứa tuổi 11-12?
Lúc vừa kết thúc vòng 3 và kết quả là người vô địch tuần, em đã rất vui mừng. Khi xem lại chương trình phát sóng trên VTV6, những cảm giác đó đã quay trở lại. Sau hôm ghi hình cuộc thi tuần đến giờ, em đang tích cực ôn luyện, đọc thêm nhiều tài liệu ở các lĩnh vực khác nhau để chuẩn bị cho cuộc thi chung kết sắp tới. Vì Chinh Phục rất khác các cuộc thi ở trường mà trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên em nghĩ mình sẽ cần chuẩn bị thêm vốn kiến thức xã hội nữa. Cuộc thi này bạn nào cũng có kiến thức rất tốt nên em nghĩ mình phải rèn luyện thêm sự quyết đoán, tự tin nữa ạ.
image002
-         Trong show tuần 5 của chinh phục về chủ đề Biển đảo, em ấn tượng với câu hỏi nào về chủ đề này?
Em ấn tượng nhất với câu hỏi về cây Bàng vuông ở Trường Sa ạ. Trước đây em cũng đã từng xem rất nhiều chương trình trên tivi về trường sa và có nhắc đến loại cây này nên em đã trả lời chính xác ở câu hỏi này.
Ngoài ra, em cũng rất ấn tượng với Giáo sư Biết Hết. Khi đưa câu hỏi trực quan xuống cho em, giáo sư khen em có bụng to, giống giám đốc (cười).
-         Trong chương trình vừa qua thì em đã bật mí về thần tượng của mình là nhà phát minh Thomas Edison, em có phải là một người đam mê khoa học?
Đúng anh ạ, khoa học là niềm đam mê lớn nhất của em. Vì thế trong gói câu hỏi đầu tiên của vòng 2 em đã chọn chủ đề Năng lượng tự nhiên và may mắn trả lời đúng 7 câu hỏi.
Lúc còn học tiểu học, trong một cuốn sách mượn từ bạn, em đọc được những thông tin về nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ Thomas Edison, em đã rất ấn tượng. Càng tìm hiểu thì em càng khâm phục những khám phá, phát minh của ông và em sẽ nỗ lực hết mình để trở thành một nhà khoa học như Edison.
-         Bố mẹ em có phải là người hướng cho em con đường này?
Không ạ, bố mẹ em đều không làm khoa học, bố em là thợ sửa ô tô còn mẹ em là công nhân viên chức bình thường. Em muốn trở thành nhà khoa học vì em yêu thích khoa học thôi, em thích thì càng tìm hiểu và khám phá em càng thấy thích.
Em cũng rất vui vì khi ghi hình đã có mẹ và em gái cùng ra Hà Nội để chứng kiến chiến thắng tuần của em. Bật mí là chiếc áo caro màu xanh em mặc trong chương trình là chiếc áo đồng phục của gia đình, cả bố mẹ và em gái em đều mặc chiếc áo đồng phục hôm em thi.  Chính chiếc áo đã mang đến cho em sự tự tin và có lẽ cả may mắn nữa (cười)
image003
Giây phút nhận giải nhất của Phú Quang
-         Cuối cùng, để nói về bản thân trong một vài từ ngắn gọn, em sẽ nói những gì?
Em hiền, vui vẻ và thích khám phá ạ. Em cũng yêu gia đình em nữa (cười).
Cảm ơn Phú Quang về cuộc trò chuyện thú vị và chúc em thành công trong cuộc thi Chung kết Chinh Phục – Vietnam’s Brainiest Kid sắp tới.
Th. Anh

Hướng dẫn Nghi thức Đội

1. Khái niệm:
- Nghi thức là một phương tiện giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Nổi bật là ý thức tổ chức kỉ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể cho đội viên, tạo ra vẻ đẹp tính nghiêm chỉnh và sự thống nhất của tổ chức Đội.

2. Một số nội dung của Nghi thức Đội:
2.1 Yêu cầu đối với đội viên
- Thuộc, hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống.
- Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ.
- Chào kiểu đội viên TNTP.
- Biết các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ.
- Hô, đáp khẩu hiệu Đội.
- Thực hiện các động tác trong đội hình và nghi lễ của Đội.
- Biết 3 bài trống của Đội.

2.2 Đội hình , đội ngũ đơn vị
- Đội hình hàng dọc, hàng ngang, chữ U, vòng tròn.

2.3 Nghi lễ của Đội
- Chào cờ, diễu hành, duyệt Đội, kết nạp đội viên, công nhận chi đội, trưởng thành Đội, đại hội Đội.

2.4 Nghi thức dành cho phụ trách
- Phụ trách quàng khăn đỏ khi sinh hoạt Đội và tham gia các hoạt động của Đội.

3. Tên và khẩu lệnh thực hiện yêu cầu đối với đội viên :
3.1. Thuộc và hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống
- Khẩu lệnh: Quốc ca! Đội ca!

3.2. Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ
- Khẩu lệnh: Tháo khăn! Thắt khăn!

3.3. Chào kiểu đội viên Thiếu niên tiền phong
- Khẩu lệnh: Chào! - Thôi!
Chào cờ, chào!.

3.4. Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ
- Khẩu lệnh cầm cờ: Nghiêm! Nghỉ!
- Khẩu lệnh giương cờ: Chào cờ, chào! Giương cờ! (Chỉ dùng khi tập Nghi thức)
- Khẩu lệnh vác cờ: Vác cờ! (Chỉ dùng khi tập Nghi thức)
- Khẩu lệnh kéo cờ: Chào cờ, chào!

3.5. Hô đáp khẩu hiệu Đội
- Khẩu hiệu: “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại - Sẵn sàng!”

3.6. Các động tác cá nhân tại chỗ và di động
a> Các động tác tại chỗ
-  Khẩu  lệnh  tư  thế  nghiêm, tư  thế  nghỉ:  Nghiêm! Nghỉ!
- Khẩu lệnh quay phải, quay trái, quay đằng sau: Bên phải, quay! Bên trái, quay! Đằng sau, quay!
-  Khẩu  lệnh  dậm  chân  tại  chỗ:  Dậm  chân,  dậm! Đứng lại, đứng!
- Khẩu lệnh chạy tại chỗ: Chạy tại chỗ, chạy! Đứng lại,đứng!

b> Các động tác di động
- Khẩu lệnh tiến, lùi, sang phải, sang trái: Tiến (n) bước, bước! Lùi (n) bước, bước! Sang phải (n) bước, bước! Sang trái (n) bước, bước!
- Khẩu lệnh đi đều: Đi đều, bước! Đứng lại, đứng!
- Khẩu lệnh chạy đều: Chạy đều, chạy! Đứng lại, đứng!
- Khẩu lệnh dừng để quy định đội hình khi đang đi đều hoặc chạy đều:
Vòng bên trái (phải) - bước!
Vòng bên  trái (phải) - chạy!
Bên trái (bên phải) vòng đằng sau - bước!
Bên trái (bên phải) vòng đằng sau - chạy!

3.7. Đánh trống
- Mỗi đội viên phải biết 3 bài trống quy định: Trống chào cờ, trống hành tiến, trống chào mừng.

4. Cách thực hiện yêu cầu đối với đội viên :
4.1. Thuộc và hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống

4.2. Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ

Thắt khăn quàng đỏ:
-Dựng cổ áo lên, gấp xếp đổi chiều cạnh đáy khăn, để phần chiều cao khăn còn lại khoảng 15 cm, đặt khăn vào cổ áo, so hai đầu khăn bằng nhau, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải.
- Vòng đuôi khăn bên trái vào trong đưa lên trên kéo ra phía ngoài.
- Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải và buộc tiếp thành nút (từ phải sang trái) với dải khăn bên phải.
- Thắt nút khăn, chỉnh cho hai dải khăn trên và dưới xoè ra, sửa nút khăn vuông vắn,bẻ cổ áo xuống.

* Tháo khăn quàng đỏ: Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phải phía trên nút, rút khăn ra.

4.3. Chào kiểu đội viên Thiếu niên tiền phong
- Đội viên đứng ở tư thế nghiêm, mắt hướng về phía chào, chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đầu cách thuỳ trán phải khoảng 5 cm, bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khuỷu tay chếch ra phía trước tạo với thân người  một  góc   khoảng 130 độ.

4.4. Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ

* Cầm cờ: Bàn tay phải nắm cán cờ cao ngang thắt lưng, đốc cán cờ đặt trên mặt đất, sát ngón út  bàn chân phải.
Giương cờ:
- Từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang giương cờ: tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay trái nắm cán cờ dưới  bàn  tay phải  khoảng 20cm  -  30cm,  tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, kéo sát vào ngang thắt lưng đưa về tư thế giương cờ.
- Từ tư thế vác cờ chuyển sang giương cờ: Tay phải kéo đốc cán cờ về sát thân người, tay trái đẩy cán cờ ra phía trước về tư thế giương cờ.
* Vác cờ: Từ tư thế cầm cờ nghiêm tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20 - 30 cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, đưa thẳng ra phía trước nghiêng với mặt đất một góc khoảng 45°, tay trái kéo cán cờ đặt lên vai phải đưa về tư thế vác cờ.
4.5. Hô đáp khẩu hiệu Đội:
- Sau khi chào cờ, hát xong Quốc ca, Đội ca, phụ trách, liên đội trưởng hoặc chi đội trưởng (nếu cấp trưởng vắng thì cấp phó hoặc uỷ viên BCH thay) hô khẩu hiệu Đội: “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại - Sẵn sàng!”, toàn đơn vị hô đáp lại: “Sẵn sàng!” 1 lần, khi hô không giơ tay.

4.6. Các động tác cá nhân tại chỗ và di động
Quay bên phải: Khi có khẩu lệnh "Bên phải - quay!", sau động lệnh "quay" người đứng nghiêm, lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người   sang   phía   phải một góc 90 độ, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm.
Quay  bên  trái:  Khi có lệnh “bên trái quay!”  sau  động lệnh “quay”, người đứng nghiêm, lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang phía trái một góc 90 độ, sau đó rút chân phải lên trở về tư thế đứng nghiêm.
Quay đằng sau: Khi có khẩu lệnh "Đằng sau - quay!", sau động lệnh "quay", lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phía bên phải một góc 180 độ, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế nghiêm.
Dậm chân tại chỗ: Khi có khẩu  lệnh "Dậm chân - dậm!", sau động lệnh "dậm!", bắt đầu bằng chân trái dậm theo nhịp hô hoặc còi, trống, nhưng không chuyển vị trí. Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trước rồi đến gót chân. Tay phải vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng về phía sau. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải), đội viên dậm chân thêm một nhịp, kéo chân phải về tư thế nghiêm.
Chạy tại chỗ: Khi có khẩu lệnh "Chạy tại chỗ - chạy!", sau động lệnh "chạy!", bắt đầu bằng chân trái, chạy đều theo nhịp còi hoặc lời hô, nhưng không chuyển vị trí. Hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!" (động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải), đội viên chạy thêm 3 nhịp nữa. Dậm chân phải, về tư thế nghiêm.
Tiến: Khi có khẩu lệnh "Tiến ... bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng  thẳng, mắt  nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân  trái bước lên trước liên tục theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn  chân, bước xong trở về tư thế nghiêm.
Lùi: Khi có khẩu lệnh "Lùi ... bước - bước!", sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu bằng chân trái bước liên tục về phía sau theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn chân, bước xong trở về tư thế nghiêm.
Bước sang  trái: Khi có khẩu lệnh "Sang  trái ...  bước  -  bước!",  sau động lệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn  thẳng, chân trái bước sang trái, chân phải bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi   bước rộng  khoảng  bằng  vai,  bước xong trở về tư thế nghiêm.
Bước sang phải: Khi có khẩu lệnh "Sang phải ... bước - bước!", sau độnglệnh "bước!", người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, chân phải bước sang phải, chân trái bước theo (kiểu sâu đo), cứ như vậy  đến hết số bước người chỉ huy hô. Mỗi  bước rộng khoảng bằng vai, bước xong trở về tư thế nghiêm.
Đi đều: Khi có khẩu lệnh  "Đi đều - bước!", sau động lệnh "bước!", bắt đầu bước bằng chân trái theo nhịp còi, trống hoặc lời hô. Tay phải đánh ra trước thắt lưng, tay trái vung thẳng ra sau đưa dọc theo người, bàn tay nắm tự nhiên, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, chân trái bước thêm   một bước, rồi đưa chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm.
Chạy đều: Khi có khẩu lệnh "Chạy đều  -  chạy!",  sau động lệnh: "chạy!", bắt đầu chạy bằng chân trái theo nhịp còi hoặc lời hô, đầu gối không nhấc cao, không đá chân, hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy, người hơi đổ về trước. Khi có khẩu lệnh "Đứng lại - đứng!", động lệnh "đứng!" rơi vào chân phải, đội viên chạy thêm 3 bước nữa rồi kéo chân phải về tư thế nghiêm.
5. Các loại đội hình
a> Đội hình hàng dọc:  Đội hình hàng dọc để tập hợp điểm số, báo cáo, khi hành tiến hoặc tổ chức các hoạt động.
- Đội hình hàng dọc: Đội hình hàng dọc để tập hợp điểm số, báo cáo, khi hành tiến hoặc tổ chức các hoạt động.
- Phân đội hàng dọc: Phân đội trưởng đứng đầu, các đội viên thứ tự xếp hàng từ thấp đến cao, phân đội phó đứng cuối hàng.
- Chi đội hàng dọc: Các phân đội xếp hàng dọc, phân đội 1 làm chuẩn, các phân đội khác (theo thứ tự) đứng bên trái phân đội 1 (Chi đội là đơn vị cơ sở, không nên coi đây là đội hình phân đội hàng dọc chi đội hàng ngang).
- Liên đội hàng dọc: Các chi đội xếp hàng dọc, trên cùng là chi đội 1, các chi đội theo thứ tự đứng sau chi đội đứng đầu (sắp xếp khi diễu hành).
b> Đội hình hàng ngang: Đội hình hàng ngang được dùng khi tổ chức nghe nói chuyện, lễ duyệt Đội, lễ chào cờ, tập hợp báo cáo toàn liên đội ...
- Phân đội hàng ngang: Phân đội trưởng đứng đầu, đội viên lần lượt đứng về phía trái phân đội trưởng từ thấp đến cao, phân đội phó đứng cuối hàng.
- Chi đội hàng ngang: Phân đội 1 xếp hàng ngang trên cùng là chuẩn, các phân đội xếp hàng ngang theo thứ tự đứng sau phân đội 1.
- Liên đội hàng ngang: Chi đội 1 xếp hàng dọc là chuẩn, các chi đội khác xếp hàng dọc lần lượt đứng về phía trái chi đội 1.
 
c> Đội hình chữ U: Đội hình chữ U được dùng khi  tổ chức lễ chào cờ, lễ kết nạp đội viên và một số hoạt động ngoài trời
- Chi đội tập hợp chữ U: Phân đội 1 là một cạnh của chữ U, các phân đội giữa làm đáy (có thể một hàng ngang hoặc 2,3 ... hàng ngang), phân đội cuối làm cạnh kia của chữ U.
- Khi nghe lệnh tập hợp, các đội viên chạy tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí theo điểm rót của phân đội, đến nơi thì đứng lại, (phân đội trưởng phân đội 1 chạm tay trái vào vai trái chi đội trưởng), quay trái vào trong chữ U, về tư thế nghiêm.
d> Đội hình vòng tròn: Được sử dụng khi tổ chức các hoạt động tập thể như Múa, hát, tổ chức trò chơi, lửa trại, sinh hoạt nội bộ ngoài trời. Khi có lệnh tập hợp, các đội viên chạy đều tại chỗ, sau đó lần lượt chạy về vị trí tập hợp, theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, vừa chạy vừa điều chỉnh, khi chỉ huy bỏ tay xuống thì dừng lại và quay vào trong vòng tròn về tư thế nghiêm.
Chỉnh đốn đội ngũ: Sau khi tập hợp, cần phải chỉnh đốn đội ngũ để có một đơn vị sắp xếp ngay ngắn, nghiêm chỉnh, có cự li thích hợp để bắt đầu hoạt động. Cự li hẹp bằng một khuỷu tay trái, bàn tay trái chống ngang thắt lưng, 4 ngón đặt phía trước), cự li rộng bằng một cánh tay trái (nếu đưa sang ngang, lòng bàn tay úp; nếu đưa lên phía trước, lòng bàn tay vuông góc với mặt đất).

Chỉnh đốn hàng dọc:
Phân đội: Khẩu lệnh "Nhìn trước - thẳng !". Nghe động lệnh "thẳng!", đội viên nhìn gáy người trước, tay trái giơ thẳng, lòng bàn tay vuông góc với mặt đất, các ngón tay khép kín và chạm vào vai trái người đứng trước (không đặt cả bàn tay, không kiễng chân). Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.
- Chi đội: Khẩu lệnh "Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!". Sau động lệnh "thẳng!", các phân đội trưởng (trừ phân đội cuối) dùng tay trái để xác định cự li giữa các phân đội (chỉnh đốn hàng ngang). Đội viên phân đội 1 dùng tay trái xác định cự li giữa các đội viên (chỉnh đốn hàng dọc). Các đội viên phân đội khác nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng dọc, nhìn đội viên phân đội 1 cùng hàng ngang để chỉnh đốn hàng ngang. Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.
Chỉnh đốn hàng ngang:
- Phân đội: Khẩu lệnh "Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!". Sau động lệnh "thẳng!", đội viên nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng ngang, dùng tay trái để xác định cự li giữa các đội viên. Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.
- Chi đội hàng ngang: Khẩu lệnh "Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!". Sau động lệnh "thẳng!", các phân đội trưởng  dùng  tay  trái  xác  định  cự  li hàng dọc, đội viên phân đội 1 dùng tay trái xác định cự li hàng ngang. Các đội viên phân đội khác nhìn phân đội trưởng của mình để chỉnh đốn hàng ngang, nhìn đội viên phân đội 1 để chỉnh  đốn  hàng dọc. Khi  nghe  khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.
- Chi đội hình chữ U: Khẩu lệnh "Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!”. Sau động lệnh "thẳng!" các đội viên nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng ngang và dùng tay trái xác định cự li. Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm. Riêng ở góc chữ U luôn luôn có khoảng cách là một cự li rộng được xác định bởi tay trái phân đội phó phân đội 1 đưa ngang (lòng bàn tay úp song song vớ i  mặt  đất), chạm  vai phải phân đội trưởng phân đội 2 và tay trái phân đội phó phân đội 2 (hoặc 3, 4, 5 ... nếu các phân đội đáy là một hàng) đưa ra phía trước  (bàn tay nghiêng vuông góc vớ i  mặt  đất) chạm vai phải phân đội trưởng phân đội cuối (nếu các phân đội giữa xếp thành nhiều hàng ngang thì các phân đội trưởng của phân đội 3, 4, 5… đứng sau phân đội trưởng phân đội 2).
- Đội hình vòng tròn: Khẩu lệnh "Cự li rộng (hẹp) chỉnh đốn đội ngũ!".- Cự li hẹp được tạo nên do 2 đội viên đứng cạnh nhau, cánh tay tạo với thân người một góc khoảng 45 độ.
- Cự li rộng được tạo nên do 2 đội viên đứng cạnh nhau nắm tay nhau, đứng thẳng cánh tay, vuông góc với thân người. Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.


7. Điểm số, báo cáo:
Trước buổi sinh hoạt Đội, các đơn vị điểm số, báo cáo sĩ số

- Điểm số:
+ Điểm số phân đội: Phân đội trưởng tiến 1 bước, quay đằng sau, hô "Nghiêm! Phân đội điểm số!" và phân đội trưởng hô số "một", các đội viên đánh mặt sang trái hô số tiếp theo, lần lượt cho đến người cuối cùng điểm số xong hô: "hết".

+ Điểm số toàn chi đội: Sau khi nghe lệnh "Nghiêm! Các chi đội điểm số, báo cáo! Nghỉ", các chi đội trưởng đứng lên vị trí chỉ huy chi đội mình, hô: "Nghiêm! Chi đội điểm số!", phân đội trưởng phân đội 1 hô : "một", các đội viên phân đội 1 tiếp tục điểm số cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng điểm số xong hô: "hết". Phân đội trưởng phân đội 2 hô số tiếp theo số của người cuối cùng phân đội 1, các đội viên phân đội 2 điểm số tiếp... Các phân đội còn lại lần lượt tiến hành như thế cho đến hết. Chi đội trưởng lấy số cuối cùng của chi đội cộng với Ban chỉ huy (nếu đứng hàng riêng) và đội viên ở đội cờ, đội trống rồi báo cáo với liên đội.

+ Ở chi đội: Phân đội 1 điểm số xong, phân đội trưởng cho phân đội đứng nghiêm, quay đằng sau, bước lên báo cáo chi đội trưởng. Khi phân đội trưởng phân đội 1 báo cáo, phân đội trưởng phân đội 2 bắt đầu cho phân đội mình điểm số và lần lượt như vậy đến phân đội cuối.

+ Ở liên đội: Các chi đội trưởng lần lượt từ chi đội 1 đến chi đội cuối báo cáo với chỉ huy liên đội.

+ Ở cuộc họp lớn: liên đội trưởng lên báo cáo tổng chỉ huy.

- Thủ tục báo cáo: Sau khi điểm số xong, các đơn vị trưởng lần lượt hô đơn vị mình đứng nghiêm, rồi (chạy hoặc đi tuỳ theo cự li xa hoặc gần) đến trước chỉ huy, cách khoảng 3 bước nói to: "Báo cáo! (đơn vị trưởng giơ tay chào chỉ huy, chủ huy chào đáp lại, 2 người cùng bỏ tay xuống). Báo cáo chi đội trưởng (Liên đội trưởng, Tổng phụ trách ...) phân đội (chi đội, liên đội) có ... đội viên, có mặt .... , vắng mặt ...., có lí do....., không có lí do ...... Báo cáo hết!". Chỉ huy đáp: "Được!". Đơn vị trưởng chào chỉ huy, chỉ huy chào đáp lại và cùng bỏ tay xuống. Đơn vị trưởng quay về trước đơn vị hô: "Nghỉ!" và trở về vị trí.
 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

Một số Gút dây cơ bản và thông dụng

Một số Gút dây cơ bản và thông dụng


Phần I: TỔNG QUAN VỀ BỘ MÔN GÚT DÂY

1. Nguồn gốc ra đời:
Xuất phát từ nhu cầu thực tế  trong các hoạt động sản xuất, công việc hằng ngày con người đã sử dụng dây để sáng tạo ra các cách thắt khác nhau. Dần dà theo thời gian kinh nghiệm được bồi bổ nâng cao cộng với việc được ghi chép con người đã tích lũy được số vốn kiến thức, từ đó bộ môn gút ra đời.
Nguồn gốc của bộ môn gút bắt nguồn từ cuộc sống cho nên tính phong phú của nó lại có thừa. Cho đến tận ngày nay tuy con người đã có rất nhiều các kỹ thuật khác thay thế nhưng gút dây vẫn là một phương tiện đắc dụng. Cùng với sự phát triển của xã hội, một bộ phận gút dây đã không còn được sử dụng hoặc hạn chế sử dụng do tính kém chuẩn mực của nó, số khác được nâng lên tầm nghệ thuật do nét đẹp tinh tế tiềm tàng của nó.
2. Gút dây trong GĐPT:
Gút dây là một bộ môn quan trọng trong hoạt động chuyên môn  của GĐPT. Đây bộ môn căn bản của nhiều hoạt động chuyên môn khác như thủ công trại, lều trại… Xét về mặt Ngũ Minh, gút được liệt vào hàng Công Xảo Minh. Gọi là Công Xảo Minh tất nhiên có thể xem đó như là một nghề. Về mặt lý luận gút không có một có một lý thuyết xuyên suốt rõ ràng nhưng sử dụng gút hoàn toàn có thể được xem là một nghệ thuật.
Sở dĩ GĐPT phát triển bộ môn gút là bởi nhận thấy được tác dụng nhiều mặt của bộ môn gút.
Một là học gút có thể giúp phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay.
Hai là ra đời trên nền tảng sáng tạo từ kinh nghiệm nên gút giúp đoàn sinh phát huy khả năng sáng tạo.
Ba là bồi bổ óc thẫm mỹ.
Bốn là đào luyện cho đoàn sinh khả năng tháo vát, ứng dụng trong cuộc sống trại mạc đầy thú vị.
Theo kinh nghiệm, mỗi đoàn sinh nếu biết cách sử dụng (tức là hiểu rõ công dụng, ứng dụng và có thể ứng dụng thực tế) khoảng 10 gút căn bản là có thể hoàn thành 70 – 80% những công việc cần đến gút. Người biết sử dụng khoảng 20 gút có thể xem là giỏi, từ 30 đến 50 gút là rất hiếm gặp.
3. Một số khái niệm căn bản:
a. Tên gút: Có nhiều cách để đặt tên gút có thể nói là phức tạp, thông thường người ta dùng tên ngành nghề, tên công dụng, ứng dụng hoặc hình dáng gút cá biệt người ta dùng tên người (gút Lỗ Ban) hoặc tên vùng đất, dân tộc sáng tạo để đặt tên (gút Mường). Ngoài ra người ta cũng có thể đặt tên gút bằng cách lấy tên gút gốc cộng với đặc điểm riêng của gút được phát triển (gút ghế kép, gút ghế cứu hỏa, ghế anh, chịu kép…)
Tên gọi là quy ước mà quy ước do con người đặt ra tùy theo quan điểm cách nhìn mà mỗi vùng miền có cách đặt tên khác nhau đôi khi còn trái ngược nhau (ví dụ gút handcuff tức cái còng nhưng người Việt gọi là gút hoa hồng). Do không có một lý thuyết xuyên suốt nên không thể phân định đâu là tên gọi chính xác, ta đành chấp nhận một cách tương đối một gút có nhiều cách gọi. Vì lý do này cách chính xác nhất phân biệt gút là bằng công dụng và ứng dụng.
b. Thể loại: hay (phân loại) tất cả các sự sắp xếp chỉ là tương đối tùy vào mục đích sắp xếp. Nhưng thông thường người ta sắp xếp theo ứng dụng vì nó phổ biến, trực quan và dễ dàng hơn cả. Ngay vả việc phân loại theo ứng dụng cũng hết sức khó khăn do mỗi gút có một công dụng nhưng có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất đời sống khác nhau. Ví dụ gút thợ dệt, sở dĩ có tên này là do người thợ dệt hay dùng nó để nối chỉ tuy vậy nó cũng được ứng dụng đan các loại lưới như lưới đánh cá.
Ở đây dựa vào yêu cầu thực tế sinh hoạt GĐPT tôi phân loại các loại gút thành 8 loại dựa theo công dụng như sau:
1. Nối
2. Buộc – Treo – Kéo
3. Đầu dây (bện, chầu dây, vấn)
4. Thâu ngắn
5. Cấp cứu – Thoát hiểm
6. Ghép tháp
7. Đan – Trang trí
8. Khác
c. Công dụng: Mỗi gút chỉ có một công dụng duy nhất, rất khó để giải thích công dụng một cách chính xác rõ ràng nhưng ta có thể hiểu được định nghĩa công dụng thông qua đặc tính duy nhất và phổ quát của nó.
Lấy gút thợ dệt ở trên làm ví dụ, gút thợ dệt có công dụng là nối hai đầu sợi dây không cùng kích thước nhưng có rất nhiều ứng dụng khác nhau trong ngành dệt, đan lưới, lều trại, cấp cứu… Ví dụ khác gút thòng lọng tuy rất phổ biến trong đời sống, sản xuất nhưng ít người biết công dụng của nó là tạo một vòng dây không cố định.
Có người có rằng công dụng là ứng dụng đầu tiên, hay ứng dụng phổ biến thuần túy hơn cả. Cách giải thích này không phải là không có lý, nó dễ hiểu mô tả được đặc tính duy nhất nhưng không phải ánh được tính phổ quát của công dụng.
Để hiểu rõ thêm về công dụng chúng ta tìm hiểu khải niệm ứng dụng.
d. Ứng dụng: mỗi gút có rất nhiều ứng dụng khác nhau, những biến thể của nó lại càng có nhiều ứng dụng hơn nữa. Ứng dụng là cách viết tắt của ứng đối và sử dụng, hiểu nôm na là sử dụng tùy theo từng trường hợp cụ thể. Đi từ công dụng đến ứng dụng là đi từ cái chung đến cái riêng, từ lý thuyết đến kinh nghiệm, và từ giáo khoa đến thực tế.
Khi gút được được sử dụng tùy ứng dụng sẽ có cách làm khác nhau, những cách này có thể được gọi là biến cách.
e. Biến thể: Sử dụng gút đến một mức độ ta sẽ thấy các gút dường như có liên quan với nhau, những gút có liên quan với nhau tạo thành bộ hoặc nhánh… Mỗi nhánh có một gút gốc và những biến thể của nó.
Một biến thể của gút là một gút xuất phát từ gút gốc được gia cố, thêm thắt cho chắc chắn hoặc tiện lợi hơn tùy vào mục đích sử dụng cụ thể.
Trên lý thuyết một gút và biến thể của nó công dụng phải giống nhau. Thực tế đôi khi công dụng của chúng cũng có khác biệt nhỏ, trường hợp này ta không thể phân biệt đâu là gút gốc đâu là biến thể. Ví dụ gút thợ dệt và gút dẹp, công dụng của gút thợ dệt là nối hai đầu dây không cùng kích thước, công dụng gút dẹp là nối hai đầu dây cùng kích thước. Về cách làm 2 gút này tuy có khác biệt nhưng về nguyên lý cấu tạo thì ta không thể nói gút nào là biến thể của gút nào.

Phần II: MỘT SỐ GÚT DÂY CƠ BẢN

Nút đơn (Overhand Knot)

- Công dụng: không cho đầu dây chui qua lỗ nhỏ. Dùng làm điểm tựa để kéo một vật.

- Nút đơn khá chặt theo ý nghĩa khó tháo ra. Nó nên được dùng khi có ý định sử dụng thường trực vì một khi xiết chặt thì khó tháo ra. Nó được dùng để tránh một đầu dây thừng bị bung ra hoặc sử dụng để làm nút chặn trên sợi dây, thí dụ như làm nút chặn dùng trong dây kéo nước giếng.

Nút đôi


Công dụng giống nút đơn như chắc chắn hơn



Nút dẹt (Reef knot - Square knot) và các nút tương tự



1. Nút Dẹt (Reef knot hay Square knot):
- Là nút dây thông dụng, dùng để nối 2 đầu dây có tiết diện bằng nhau.
- Ứng dụng dùng buộc hàng, buộc dây giày, là nút kết thúc dây băng cứu thương.

2. Nút Bò (Granny knot):
- Được phát hiện là do các làm sai của nút dẹt, khi làm xong 2 đầu dây chỉa ra như sừng bò.
- Ứng dụng: buộc hàng, làm hàng rào kẽm gai.

3. Nút Dẹp (hay nút Chống trộm - Thief knot):
- Có lẽ do tên gọi của nút này theo tiếng anh (Thief) nên khi qua tiếng Việt là "Dẹp" chăng?!
- Nút này không chắc chắn như nút dẹt.
- Truyền thuyết kể rằng các thủy thủ thường hay dùng nút chống trộm để buộc chặt một cái túi mà bên trong có chứa đồ đạc của họ. Nếu như một thủy thủ khác tháo túi này ra lục lọi bên trong thì có khả năng rất lớn tên ăn trộm này sẽ buộc cái túi này lại bằng nút được sử dụng phổ biến hơn, đó là nút dẹt hay còn gọi là nút kép. Đây là bằng chứng có người đã lục lọi bên trong túi đồ và như thế đó là tên của nút dây này.

4. Nút Thất bại (Grief knot):


Nút Thòng lọng (Noose knot)



- Thuộc loại nút buộc treo. Dùng để siết một vật.
- Ứng dụng: bắt súc vật, neo dây, ứng dụng trong dựng lều...



1. Nút Thòng lọng kép:




2. Thòng lọng Phi châu:




Nút thuyền chài (clove hitch)




Nút thuyền chài hay còn gọi là nút quai chèo là do công dụng dùng neo thuyền vào bờ.
Ứng dụng trong dựng lều và là nút bắt đầu của các nút tháp cây.



Nút Sơn ca (Lark's head hay Cow hitch)


1. Nút sơn ca (Lark's head hitch hay Cow hitch)
- Có nơi còn gọi là nút Đầu chim sơn ca.
- Là loại nút dùng buộc treo. Công dụng là treo một vật lên xà ngang.
- Ứng dụng: làm xích đu, kéo treo bó củi, dựng côt cờ, buộc dây thun, trang trí đan móc, hay làm lắc tay bằng dây...


2. Nút Sơn ca kép:
- Nút Sơn ca kép này nhằm làm cho nút chắc chắn hơn.




Nút Ghế đơn (Bowline Knot)


Nút ghế đơn hay nút thòng lọng không xiết (bowline) là một nút dây khi tạo ra sẽ cho một vòng tròn cố định (xem hình), thường dùng khi buộc dây thừng quanh vào người hay vật mà không sợ vòng dây tuột và xiết chặt vào.
Công dụng:
- Làm một vòng tròn cố định ở đầu một sợi dây mà không sợ vòng dây bị chạy tuột lên hay xuống
- Dùng để kéo người từ dưới thấp lên.
- Ném cho người sắp chìm dưới nước để kéo họ vào.
- Làm dây an toàn khi leo núi hay làm việc trên cao.

Cách làm nút Ghế đơn bằng 1 tay


Nút chân chó (Sheepshank knot)


Nút chân chó (sheepshank) là một loại nút dây dùng để rút ngắn một dây thừng hoặc thâu gọn phần dây chùng.




Công dụng:
- Nút chân chó có thể dùng để làm ngắn dây lại và duy trì độ chắc chắn khi kéo giãn hay lấp một chỗ sờn trên dây.
- Nút này rất là tiện lợi nếu ta không muốn phải cắt dây ngắn lại.
- Nút chân chó có thể dùng để căng buộc tải trọng vào xe tải, toa xe kéo và các sử dụng khác cho thuyền buồm.



Nút thợ dệt (sheet bend)


1. Nút thợ dệt:
- Nút thợ dệt (sheet bend, becket bend, weaver's knot và weaver's hitch) là một loại nút dây dùng nối dây có tiết diện không bằng nhau.
- Ứng dụng trong nối dây khi dựng lều, đan lưới.


2. Nút thợ dệt kép:
- Ngoài ra, để chắc chắn hơn ta có thể sử dụng nút Thợ dệt kép với cách thêm một vòng dây.


Nút Nối chỉ câu (Fisherman's knot)


1. Nút Nối chỉ câu (Fisherman's knot)
- Dùng để nối 2 đầu dây câu (dây cước), dây trơn láng.
- Có thể ứng dụng làm kéo màn sân khấu


2. Nút Nối chỉ câu đôi (Double Fisherman's knot)
- Tương tự nút Nối chỉ câu nhưng chắc chắn hơn do vòng thêm 1 vòng.


Nút số 8 (figure-of-eight knot)



- Công dụng: làm nút ở đầu dây. Ứng dụng dùng làm thang dây.


Nút kéo gỗ (Timber hitch)


Dùng để buộc dây vào cọc, nút này chắc và cũng tương đối dễ thực hiện, dễ tháo gỡ.
Nó cũng có thể là bắt đầu của nút tháp cây chữ X.


- Dùng để kéo gỗ, chức năng xiết như nút thòng lọng.

- Ứng dụng dùng để kéo khúc gỗ, mắc võng hay làm dây phơi.


Nút chạy (Taut Line Hitch)


Dùng để tăng giảm lều.
Ưu điểm được dùng cho những đoạn dây ngắn và không thể làm nút bồ câu được.
Lưu ý: các vòng dây càng nhiều sẽ tạo ma sát lớn và như thế sẽ chắc chắn hơn, nhưng tối đa cũng không nên quá 10 vòng.



Nút bồ câu (Trucker's hitch knot)


Dùng để tăng giảm dây. Cách làm là dùng 1 nút thòng lọng ở giữa dây tạo thành 1 vòng dây (có thể thay thế bằng nút mỏ chim), một đầu neo và 1 đầu móc vào đầu neo khác, xỏ đầu dây neo thứ 2 vào vòng dây vừa tạo và kéo tăng giảm về hướng mình, kết thúc bằng nút đơn.
Sử dụng trong dựng lều, giăng dây, buộc siết.