Chỉ có thể nói miền tây nam bộ nơi hội
tụ những kênh rạch, sông ngòi gắn bó với cảnh sông nước ấy chính là
những chiếc ghe, chiếc xuống đã trở thành những hình ảnh không thể thiếu
trong đời sống của người dân nơi đây. Những chiếc xuồng, ghe này là
phương tiện phục vụ đi lại của người dân nơi đây cũng như những khách du lịch.
Ghe xuống miền tây nam bộ phát triển
theo nhiều kiểu, đa dạng, đủ độ nông sâu cho đến những loại ghe thuyền
cỡ lớn, vận tải nặng chở được nhiều người, ngày nay việc di chuyển trên
sông nước còn có cả ghe máy, xuồng máy với vận tốc nhanh chạy song song
với những chiếc xuồng, chiếc ghe cổ điển.
Xuồng được phân thành ba loại đó là
xuồng ba lá, xuồng năm lá và xuồng tam bản, loại xuồng tam bản là loại
xuồng lớn hơn chút đỉnh trước đây nó chỉ có một chèo sau này để đi lại
nhanh thì người dân nơi đây chế thêm một chèo nữa.
Ghe có nhiều loại có mail tam bản, ghe
bầu, ghe chài, .... ghe tam bản mui ngắn, có đến chín mảnh ghép hoặc
nhiều hơn. Ghe có đôi be gió giống như xuống máu, để làm chỗ nghỉ ngơi
và để hàng hóa.
Nghề đi xuồng , ghe từ lâu trở nên quen
thuộc với cư dân miền tây nam bộ, tồn tại song song với nghề làm ruộng,
làm vườn. Ở những địa điểm du lịch miền tây
người ta cũng tổ chức cho những khách du lịch đi bằng xuồng ghe để trải
nghiệm được hết những tập quán sinh hoạt của người dân nơi nước quanh
năm này.
Hơn nữa xuồng ghe cũng là phương tiện để
truyền tải văn hóa dân gian đi khắp nơi, chính hình ảnh những chiếc
ghe, chiếc xuồng trên sông gắn với người dân miền tây nam bộ như một nét
đẹp văn hóa, và cũng từ nét đẹp văn hóa này xuất hiện những câu hát hò
chèo ghe, hò sông Hậu, Đồng Tháp... đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho
vùng sông nước miền tây này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét